Kết Nối NEWS – NT Conect Agency

Làm những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ TRÁNH RƠI VÀO BẪY LẠM PHÁT LỐI SỐNG

Lạm phát lối sống được hiểu là chúng ta tăng chi tiêu khi thu nhập tăng lên. Khi thu nhập tăng lên, chúng ta có xu hướng chi tiêu và mua sắm nhiều hơn. Việc này khiến chúng ta khó thoát khỏi bẫy nợ, không có tiết kiệm cho các khoản khẩn cấp hay khó hoàn thành các mục tiêu tài chính quan trọng.
Để tránh tình trạng này, bạn cần có những “chiến lược” cụ thể, bởi lẽ việc cưỡng lại sức thu hút của mua sắm với lượng tài chính dồi dào là không hề dễ dàng.
1. Kỷ luật với bản thân
Tùy thuộc vào mức độ lạm phát nặng nhẹ sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến tài chính mỗi người. Tuy nhiên, mọi quyết định chi tiêu của bạn đưa ra hôm nay đều sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn ở ngày mai. Với mỗi lần mua hàng, bạn cần cân nhắc hỏi bản thân xem liệu có đủ khả năng chi tiêu số tiền cho món hàng đó không? Ngay cả khi có thể thì liệu có nên mua không?
2. Thiết lập kế hoạch
Để chào tạm biệt “lạm phát lối sống” thì mối quan hệ giữa bạn và tiền của mình tuyệt đối không được phép mập mờ. Đây là chìa khóa: Lên kế hoạch! Lên kế hoạch! Lên kế hoạch! Đầu tiên là đưa ra một số mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn để định hướng kế hoạch tài chính của bạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể là những món hàng bạn muốn mua. Với mục tiêu dài hạn thì lại đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn, chẳng hạn bạn sẽ ở đâu vào 10 năm tới, đất nước nào bạn muốn đặt chân đến, hay khoản đầu tư mà bạn đang nhắm vào… Đây sẽ là tiền đề đảm bảo bạn có thể chi tiền cho những thứ bạn xem là giá trị nhất.
Bước tiếp theo, thiết lập và tuân theo ngân sách quy định mỗi từng tháng. Về bản chất, thiết lập ngân sách không để khống chế nhu cầu chi tiêu của bạn mà giúp bạn có thể kiểm soát được dòng tài chính cá nhân và những quyết định thông thái hơn trong việc chi tiêu.
3. Thẳng thắn giữa nhu cầu và mong muốn
Đây là lúc bạn cần phải khiêm tốn, thật thà, dũng cảm phân chia các dòng chi tiêu của mình ra hai mục: nhu cầu và mong muốn. Nhu cầu là những cái thực sự cần thiết bắt buộc bạn phải có, và ngược lại với mong muốn. Việc thành thật này có thể giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính tốt hơn và tránh lạm phát lối sống quá mức.

4. Tiết kiệm và đầu tư ngay khi có thể
Để tiền đẻ ra tiền, chỉ có thể là đầu tư. Dù mức độ đầu tư của bạn như thế nào thì hãy thật nghiêm túc để bắt đầu. Bằng cách áp dụng phương pháp “chi trả cho bản thân trước” khi tự động trích 10% thu nhập để riêng ra cho chính mình trước khi chi trả bất kỳ khoản chi nào khác, bạn sẽ có dư ra một số tiền sẵn sàng cho “công chuyện” đầu tư. Như vậy, bạn sẽ không phải thấp thỏm suy nghĩ xem tiền của mình đã đi đâu. Học cách kiếm tiền và đầu tư ngay hôm nay cùng cuốn sách “Quý cô tài chính” – Alex Tu để bạn hướng tới cuộc sống tự do tài chính trong tương lai gần!
Và…
Nếu không có một chiến lược sử dụng tiền phù hợp thì chuyện bạn kiếm được 10 triệu hay 100 triệu cũng không có gì khác nhau. Việc tăng thu nhập của bạn không nhất thiết phải đi đôi với việc tăng chi phí sống. Bạn hoàn toàn có thể tránh xa chiếc bẫy lạm phát lối sống bằng cách nhận biết mọi khả năng nhu cầu, mong muốn tiêu xài của bản thân đồng thời áp dụng triệt để việc tiết kiệm – đầu tư để dùng tiền một cách khôn ngoan nhất. Đến được đây thì yên tâm rằng một tương lai khá giả đang đợi bạn phía trước!
Một cuộc sống chất lượng và phong phú là điều chúng ta xứng đáng được trải nghiệm sau một thời gian nỗ lực: Được ở căn hộ tươm tất trong một khu dân cư trí thức cao, môi trường an ninh và cảnh quan xanh mát; tận hưởng những sản phẩm và dịch vụ được kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng; và được cảm giác yên tâm khi biết rằng tiền của mình đang được sử dụng và đầu tư mỗi ngày.
Please follow and like us:

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0921 96 96 09
error

Enjoy this blog? Please spread the word :)

YouTube
Telegram
WeChat
WhatsApp
FbMessenger
Tiktok